TRENDING

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

BẢNG VẺ NHÀ THÉP TIỀN CHẾ LÀ NHƯ THẾ NÀO

BẢNG VẺ NHÀ THÉP TIỀN CHẾ LÀ NHƯ THẾ NÀO

Hiện nay các công trình cao tần thường được khách hàng ưu tiên lựa chọn xây dựng nhà thép tiền chế cao tầng thay vì nhà cao tầng truyền thống như lúc trước. Với những ưu điểm như: Vật liệu xây dựng gọn, trọng tải phù hợp, giải quyết tốt vấn đề không gian sử dụng, tăng tính thẩm mỹ,… thì việc xây dựng nhà thép cao tầng là một sự lựa chọn đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên, để những điều đó thực sự trở đạt hiệu quả như mong muốn, trước hết cần có một bản vẽ nhà thép tiền chế cao tầng đạt chuẩn.
Sơ lược về nhà thép tiền chế cao tầng
Bản vẽ nhà thép tiền chế rất quan trọng trong việc đảm bảo khả năng thi công của công trình, do vậy, trước khi thực hiện bản vẽ nhà thép tiền chế cao tầng, kiến trúc sư rõ về nó. Không chỉ vậy, khách hàng có nhu cầu xây nhà thép tiền chế cao tầng cũng cần biết sơ lược những điều này:
  • Về khái niệm, hiện nay ở nhiều quốc gia quy định về nhà thép tiền chế cao tầng như sau: Khi kết cấu thép được chia theo số tầng cao đạt được theo các cấp: 9 đến 15 tầng, 15 đến 25 tầng hoặc 25 đến 40 tần thì được gọi là “nhà cao tầng”. Nếu trên 40 tầng thì được gọi là “Cao ốc”.
  • Thành phần cấu tạo chính của nhà thép tiền chế cao tầng, gồm:
+ Khung chính (bao gồm cột, kèo thép).
+ Các thành phần kết cấu thứ yếu khác: Xà gồ, dầm,…
+ Tấm thép tạo hình
+ Tôn lợp
Bản vẽ phải đảm bảo các thông số của nhà thép tiền chế cao tầng
Bản vẽ phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng các thông số số căn bản cả nhà thép tiền chế cao tầng, gồm:
  • Chiều rộng: Tùy vào yêu cầu, chiều rộng của nhà được tính từ mép ngoài của tường bên này đến mét ngoài tường còn lại.
  • Chiều dài của nhà: Tùy vào yêu cầu, được tính từ mép ngoài tường đến mép ngoài tường còn lại.
  • Chiều cao của nhà: Tùy vào yêu cầu, được tính từ gốc trụ đến diềm mái (khu vực giao giữa tôn mái và tôn tường).
  • Độ dốc mái: Rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thoát nước mưa củ mái nhà. Thông thường, độ dốc mái được láy I – 15%.
  • Bước cột: Khoảng cách giữa các cột tính theo chiều dọc của nhà. Bước cột được xác định dựa trên chiều dài của nhà và mục đích sử dụng trong nhà.
  • Tải trọng: Là những tác động ảnh hưởng đến công trình, như trọng lượng bản thân, hoạt tải mái, tải trọng gió, tải trọng cầu trục, tải trọng sàn, tải trọng sử dụng,…
Bản vẽ nhà thép tiền chế cao tầng theo TCVN
Bản vẽ nhà thép tiền chế cao tầng ở nước ta phải phù hợp theo các tiêu chuẩn xây dựng ở Việt Nam (TCXDVN) bởi việc thiết kế bản vẽ nhà thép tiền chế cao tầng chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố, trong đó có đặc điểm về khí hậu, môi trường sinh sống,.. Các tiêu chuẩn này bao gồm:
  • Tiêu chuẩn về tải trọng và tác động (TCXDVN 2737-1995)
  • Tiêu chuẩn về kết cấu bê tông (TCXDVN 5574-2012)
  • Tiêu chuẩn về kết cấu thép (Thầy Phạm Văn Hội – TCXDVN 5575-2012)
  • Tiêu chuẩn về móng cọc (TCVN 10304-2014)
  • Tiêu chuẩn nền (TCVN 9362-2012)
Lưu ý: Trên đây chỉ là lý thuyết, kiến trúc sư cần thường xuyên cập nhật các tiêu chuẩn thiết kế của nhà thép tiền chế cao tầng bởi đến một thời gian nào đó những tiêu chuẩn trên có thể sẽ không còn phù hợp.




Xem thêm tại:http://xaylaphanoi.com

Đăng nhận xét

 
Back To Top