TRENDING

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

10 ngôi nhà lắp ghép có trọng lượng nhẹ nhất thế giới


Nhà lắp ghép trên thế giới được xây dựng không chỉ vì tính tiện lợi, trọng lượng nhẹ mà còn giúp bảo vệ môi trường, phòng chống lụt bão…
Dưới đây là 10 sản phẩm nhà lắp ghép với lối kiến ​​trúc sáng tạo, nhẹ được thiết kế trên nền đất, hay trên mặt nước, phao và có thể vận chuyển dễ dàng bằng xe tải… Và trọng lượng của chúng đều nhẹ hơn gạch và vữa tiêu chuẩn rất nhiều.
1. Ngôi nhà nổi ở Canada: 

 http://xaylaphanoi.com

Ngôi nhà được đặt trên hòn đảo nhỏ ngay lối vào của hồ Huron, thuộc tỉnh bang Onratio, Canada. Ngôi nhà hai tầng do kiến trúc sư của MOS office thiết kế, đặt trên một chiếc phao thép nổi. Cửa sổ ngôi nhà được thiết kế bằng nhôm kính nhẹ với tầm nhìn thoáng đãng ra khung cảnh bình dị ở mặt hồ.10 ngôi nhà lắp ghép có trọng lượng nhẹ nhất thế giớiNhà thầu đã thi công ngôi nhà trên hồ nước lạnh với các vật liệu được chuyển đến từ xưởng chế tạo. Đến khi hoàn thiện ngôi nhà, nhóm thợ đã định vị vị trí ngôi nhà trên mặt nước và đặt neo đậu tại chỗ.
2. Nhà trên cây ở BỉKỹ sư Andreas Wenning thuộc Baumraum, một Công ty chuyên thiết kế nhà trên cây, đã thiết kế một ngôi nhà lắp ghép quanh một cái cây ở giữa rừng. Ông đã kết hợp với kết hợp với một nhà sản xuất giấy cùng với cơ quan lâm nghiệp ở Bỉ để xây dựng ngôi nhà có tính bền vững và bảo tồn thiên nhiên.
Hai cabin của ngôi nhà được nâng lên cao 5m và 6,5m. Cầu thang được thiết kế mở bên ngoài. Ngôi nhà cũng có đầy đủ tiện nghi để sống và làm việc: Nhà vệ sinh, nơi nấu ăn, rửa tay. Ngôi nhà được nâng đỡ bằng 19 thanh thép chống trên mặt đất.
3. Ngôi nhà tre nở hoa:

http://xaylaphanoi.com/sitemapxaylap.xml

Trong những năm gầy đây, lũ lụt đã làm thiệt hại rất nhiều ngôi nhà xây dựng kiên cố. Bởi vậy, một công ty Việt Nam H&P đã nghiên cứu và xây dựng nhà chống lũ bằng tre.
Từ những thanh tre được mô-đun hóa theo các kích thước khác nhau của từng ngôi nhà và lắp dựng theo cách đơn giản. Kiến trúc được neo, giằng trong khối liền và đủ khả năng để chịu mực nước lũ cao 1,5m. Kiến trúc này được sử dụng linh hoạt làm nhà ở, trường học, trung tâm y tế cộng đồng và có khả năng phát triển thêm diện tích theo nhu cầu của cuộc sống.Ngôi nhà không chỉ có tác dụng chống lũ mà còn mang thẩm mỹ riêng. Mái nhà được thiết kế theo hình kim tự tháp. với các mặt tam giác ghép lại với nhau và có thể đẩy lên để thông gió hút nắng gió.
4. Nhà Máquina 1
Kiểu nhà này làm ta liên tưởng tới những chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới hay những ngôi nhà nghỉ dưỡng kiểu Campper cho đến kiểu nhà di động Airstream. Nó còn được ví như tổ ấm để ở của kiến trúc sư lỗi lạc người Pháp Le Corbusier. Ngôi nhà được xây bởi các kiến trúc sư người Tây Ban Nha tại Adhoc.
Được thiết kế như một container di động, mô hình có thể tùy chỉnh và dễ dàng di chuyển bằng xe tải. Khi đưa đến một địa điểm khác, chỉ cần kết nối lại nguồn nước và nguồn năng lượng là có thể sử dụng được ngay.

5. Nhà Meme Meadows
Ngôi nhà là công trình thực nghiệm được xây dựng tại Nhật Bản thân thiện với môi trường. Được làm theo kiểu mẫu Chise truyền thống và tận dụng các phương pháp cùng vật liệu hiện đại.
Sàn sử dụng các tấm bê tông cách nhiệt. Các bức tường và mái được làm bằng ba lớp vật liệu: vải polyester, lớp cách điện được làm từ chai PET tái chế và một tấm rèm bên trong có thể tháo rời được làm từ sợi thủy tinh. Với cấu trúc trong suốt, người sống trong ngôi nhà luôn được tận hưởng ánh nắng tự nhiên.
6. Nhà mùa hè
Ngôi nhà được nằm trên vịnh hẹp ở Nauy có truyền thống lâu đời thuộc địa phận người Scandinavia. Công trình do kiến trúc sư Mats Fahlander thiết kế bằng gỗ kiểu nhà ngang và dùng cọc đỡ đặt trên đá. Ngoài ra, ông còn sử dụng những tấm kim loại sống không cần bảo trì để phủ bên ngoài ngôi nhà. Ngôi nhà có diện tích khoảng 90m2 gồm có 3 phòng (phòng khách, phòng xông hơi khô và phòng ngủ), nằm hướng về bãi biển và đón ánh nắng mặt trời.
7. Nhà đầm lầy
Hai kiến trức sư Keith Moskow và Robert Linn đã xây dựng một khu nghỉ mát kiểu nông thôn tại khu đầm lầm nghiễm mặn Boston ở Mỹ. Các vật liệu đều được mang vào đầm lầy bằng tay vì không có đường cho xe lớn vào. Thay vì phá vỡ vùng khu rừng ngập mặn để xây dựng những ngôi nhà bằng kết cấu móng bền vững, họ đã sử dụng những bệ chân gỗ để nâng đỡ ngôi nhà. Và họ tạo ra một chuỗi các túp lều với các chức năng riêng biệt như ăn, ngủ, tắm, vệ sinh. Khu vực ăn uống và làm việc được thiết kế ở ngoài trời, xung quanh là các đồng cỏ. Mái nhà được làm bằng các tấm polycarbonate nhẹ nhàng.
8. Port-a-Bach
Port-a-back được thiết kế giống kiểu nhà nghỉ mát nhỏ (túp lều biển), kiểu nhà truyền thống của New Zealand. Tuy nhiên, William Geisen và Cecile Bonnifait (thuộc Atelier Workshop) có cải tiến nó theo kiểu nhà container được vận chuyển bằng bánh xe nhỏ.

Mẫu nhà Port-a-Bach có đầy đủ tiện ích ở tạm cho gia đình 4 người với một giường đôi, khu bếp, nhà vệ sinh/nhà tắm. Các boong ngoài có thể được mở rộng bằng cách sử dụng các tấm tường vải. Nhà được nằm trên nền bê tông và có thể di chuyển bằng xe tải sàn phẳng.
9. Nhà dành cho sinh viênNgôi nhà nhỏ được thiết kế phục vụ cho nhu cầu của sinh viên. Đây là sản phẩm tham gia triển lãm The Architecture for Necessity tại Bảo tàng Virserum ở miền Nam Thụy Điển. Tengbom Architects đã sử dụng gỗ đa lớp của Martinson để tạo ra một ngôi nhà nhỏ đầy đủ chức năng, lý tưởng cho sinh viên đại học.
Ngôi nhà chỉ rộng 10m2 nhưng nó cung cấp đầy đủ tiện nghi cho sinh viên gồm các kệ sẵn, khu vực để học và ngủ có thể gấp gọn sau khi sử dụng, và một khu vực nhỏ để trồng các chậu cây xinh xắn.
10. Mamelodi PodNgôi nhà được thiết kế giống như nhà tại các khu vực định cư không chính thức ở Nam Phi, thiếu nguồn cấp nước, cấp điện hay hệ thống thoát nước mua. Tuy nhiên, kiến trúc được cải tiến bằng các loại mái che làm bằng kẽm mạ kẽm với hệ số dữ nhiệt được cải thiện rất nhiều.
Mamelodi Pod là căn nhà nhỏ khoảng 10.8m2 được bao bọc bằng kẽm cách điện. Nó có hể nâng lên khỏi mặt đất để bảo vệ người ở khi lũ lụt. Nó có thể tự thu thập nước mưa và năng lượng mặt trời để sử dụng.
>> Xem thêm:
http://xaylaphanoi.com/bao-gia-nha-ket-cau-nha-thep-tien-che.html

Đăng nhận xét

 
Back To Top