Nổi tiếng trong giới xây dựng ở Việt Nam là người đi khắp nơi "rao giảng" công nghệ, kỹ thuật mới cho các chủ đầu tư Việt Nam từ hơn 10 năm qua, nhưng chỉ đến những ngày này một "bài giảng" của GS-TS Elisha Zeer Tasta (Israel) mới được ứng dụng.
Theo Ông Elisha "Mỗi năm khoảng 1.3 triệu người nhập cư vào đô thị. Tại thời điểm hiện nay 40% dân hà Nội gặp khó khăn vè nhà ở, TP.HCM cần tới 18 vạn chỗ ở cho công nhân, sinh viên, người có thu nhập thấp ... Nếu không "cách mạng" công nghệ xây dựng các khó khăn tiếp tục chồng lên khó khăn. Giá nhà ở Việt Nam cao ngất ngưởng cũng có nguyên nhân đó".
• Phóng viên (PV) có cuộc phỏng vấn nhỏ với ông Elisha:
Thưa, ông đã giới thiệu những công nghệ xây dựng nào cho nhà đầu tư Việt Nam - và từ Israel những bài học kinh nghiệm xây dựng nào có thể áp dụng ở Việt Nam.
- Ông GS-TS Elisha Zeer Tasta: Bê tông lỗ rỗng (làm sàn nhẹ), xi măng lưới thép, bê tông đúc sẵn lắp ráp (làm vách nhẹ), kết cấu thép hình (khung cột nhà cao tầng) ... đó là những công nghệ xây dựng mà nhiều nước trên thế giới đã dùng gần nửa thế kỷ qua. Họ cũng như các bạn trải qua thời kỳ đô thị hoá ồ ạt đòi hỏi phải xây rất nhanh, rất nhiều nhà ở và các loại công trình khác trong đô thị. Những công nghệ mới ra đời để đáp ứng tốc độ phát triển đó. Tôi rất sốt ruột thấy cho đến tận bây giờ những toà cao ốc ở Việt Nam mọc lên bằng cách cặm cụi nối vô số sợi thép với nhau rồi đổ bê tông thành các cột khung nhà, và xây dựng tường bằng cách phết vữa lên từng viên gạch như người ta phết bơ lên miếng bánh mì... Hình như các nhà đầu tư Việt Nam đều là tỉ phú thời gian, tỉ phú tiền bạc (vì thời gian thi công càng kéo dài, lãi suất vốn vay ngân hàng càng lớn. Ngược lại, nếu công trình sớm đưa vào sử dụng lại sinh lời sớm).
Các bạn biết đấy, năm 1990 Liên bang Xô Viết cho phép những người Xô Viết gốc Do Thái được về Israel (gần 3 triệu người). Cuộc di cư khổng lồ này buộc chính phủ phải gấp rút xây dựng nhà ở cho các công dân mới. Bằng những công nghệ hiện đại, chúng tôi đã vượt qua khó khăn này. Thêm nữa trong bom đại chúng tôi có thể bị mất cả khu phố và cũng cần phải xây dựng lại bằng công nghệ xây dựng nhanh. Việt Nam đang trong giai đoạn đô thị hoá cao độ, mỗi năm chừng 1.3 triệu người đi vào các thành phố (chủ yếu là TP.HCM và HN). Đó là tăng cơ giới, kể cả tăng tại chỗ (sinh đẻ) thì cần tới khoảng 2 triệu chỗ ở mới mỗi năm. Nếu năm nay mới giải quyết một nửa, năm sau phải tăng gấp rưỡi để bù lại. Đấy là chưa nói đến các công trình khác (trường học, bệnh viên ....) đi theo dân số, chứ không chỉ có nhà ở. Kinh nghiệp xây dựng của Israel có thể áp dụng ở Việt Nam là do chúng ta đều bị thúc ép phải xây nhanh (khác những nước đã xây xong đô thị).
• Trong số các công nghệ được ông tiếp thị, đã có cái nào được thực hiện ở Việt Nam?
- Từ năm 1997 tôi đến Việt Nam giới thiệu một số công nghệ xây dựng mới. Rất tiếc phải nói rằng các công nghệ nay chúng tôi đã ứng dụng thành công ở những nước đang phát triển tại Châu Phi, Mỹ Lating, hoặc Thái Lan ở Đông Nam Á... nhưng lại chưa được đón nhận ở Việt Nam. Mãi đến năm 2006, tôi mới gặp Ông Vũ Hoàng Minh (Tổng giám đốc Công ty Cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng - COWAELMIC), người Việt Nam đầu tiên thật sự chăm chú tìm kiếm sâu và chọn công nghệ chế tạo thép hình làm khung nhà cao tầng làm bước đột phá.
- Ông GS-TS Elisha Zeer Tasta: Bê tông lỗ rỗng (làm sàn nhẹ), xi măng lưới thép, bê tông đúc sẵn lắp ráp (làm vách nhẹ), kết cấu thép hình (khung cột nhà cao tầng) ... đó là những công nghệ xây dựng mà nhiều nước trên thế giới đã dùng gần nửa thế kỷ qua. Họ cũng như các bạn trải qua thời kỳ đô thị hoá ồ ạt đòi hỏi phải xây rất nhanh, rất nhiều nhà ở và các loại công trình khác trong đô thị. Những công nghệ mới ra đời để đáp ứng tốc độ phát triển đó. Tôi rất sốt ruột thấy cho đến tận bây giờ những toà cao ốc ở Việt Nam mọc lên bằng cách cặm cụi nối vô số sợi thép với nhau rồi đổ bê tông thành các cột khung nhà, và xây dựng tường bằng cách phết vữa lên từng viên gạch như người ta phết bơ lên miếng bánh mì... Hình như các nhà đầu tư Việt Nam đều là tỉ phú thời gian, tỉ phú tiền bạc (vì thời gian thi công càng kéo dài, lãi suất vốn vay ngân hàng càng lớn. Ngược lại, nếu công trình sớm đưa vào sử dụng lại sinh lời sớm).
Các bạn biết đấy, năm 1990 Liên bang Xô Viết cho phép những người Xô Viết gốc Do Thái được về Israel (gần 3 triệu người). Cuộc di cư khổng lồ này buộc chính phủ phải gấp rút xây dựng nhà ở cho các công dân mới. Bằng những công nghệ hiện đại, chúng tôi đã vượt qua khó khăn này. Thêm nữa trong bom đại chúng tôi có thể bị mất cả khu phố và cũng cần phải xây dựng lại bằng công nghệ xây dựng nhanh. Việt Nam đang trong giai đoạn đô thị hoá cao độ, mỗi năm chừng 1.3 triệu người đi vào các thành phố (chủ yếu là TP.HCM và HN). Đó là tăng cơ giới, kể cả tăng tại chỗ (sinh đẻ) thì cần tới khoảng 2 triệu chỗ ở mới mỗi năm. Nếu năm nay mới giải quyết một nửa, năm sau phải tăng gấp rưỡi để bù lại. Đấy là chưa nói đến các công trình khác (trường học, bệnh viên ....) đi theo dân số, chứ không chỉ có nhà ở. Kinh nghiệp xây dựng của Israel có thể áp dụng ở Việt Nam là do chúng ta đều bị thúc ép phải xây nhanh (khác những nước đã xây xong đô thị).
• Trong số các công nghệ được ông tiếp thị, đã có cái nào được thực hiện ở Việt Nam?
- Từ năm 1997 tôi đến Việt Nam giới thiệu một số công nghệ xây dựng mới. Rất tiếc phải nói rằng các công nghệ nay chúng tôi đã ứng dụng thành công ở những nước đang phát triển tại Châu Phi, Mỹ Lating, hoặc Thái Lan ở Đông Nam Á... nhưng lại chưa được đón nhận ở Việt Nam. Mãi đến năm 2006, tôi mới gặp Ông Vũ Hoàng Minh (Tổng giám đốc Công ty Cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng - COWAELMIC), người Việt Nam đầu tiên thật sự chăm chú tìm kiếm sâu và chọn công nghệ chế tạo thép hình làm khung nhà cao tầng làm bước đột phá.
• Ông có thể nói thật dễ hiểu về công nghệ này với người không ở ngành xây dựng?
- Bộ khung nhà cao tầng giống như bộ xương người. Nó gánh tất cả tải trọng của toà nhà và dồn trọng lượng đó xuống móng. Hiện Việt Nam đang làm bộ khung ấy bằng vô số sợi thép tròn nỗi với nhau theo chiều dọc rồi đổ bê tông bọc lại thành cột, đầm (bê tông cốt thép toàn khối). Toàn bộ quá trình chế tạo loại cột này tại hiện trường với nhiều nhược điểm: năng suất thấp, tải trọng đè móng năngh nề, chất lượng hạn chế, thời gian kéo dài, lãng phí nhiều nhiên liệu, xả nhiều rác ... Thay thế nó bằng thép hình (chữ U, chữ I ...) là bản chất của công nghệ này, sẽ khắc phục được các nhược điểm của bộ khung nhà cao tầng làm theo lối cũ. Nên nhấn mạnh vài ưu điểm nổi trội như: cột nhà cao tầng khi ấy sẽ chết tạo chủ yếu trong nhà máy, rồi đem ra hiện trường lắp ráp cho nên kiểm soát tốt chất lượng (không thể rút bớt thép như chế tạo cột thép sợi bọc bê tông), thi công được trong mọi thời tiết, chịu đựng động đất tốt hơn cột bê tông cốt thép toàn khối, do nó chịu biến dạng tốt hơn, tải trọng truyền xuống móng giảm 30-40% ... Đặc biệt công nghệ mới giúp thi công nhanh hơn, vì thế giá công trình sẽ giảm.
• Chỉ có vậy thôi thưa ông?
- Nhưng mất hơn 2 năm đấy, tôi đã cùng Ông Minh đi nhiều nước để thăm quan, nghiên cứu rồi tự ông ấy lựa chọn công nghệ. Cuối cùng họ chọn của Hàn Quốc và Nhật Bản và vừa xây dựng, lắp ráp xong một nhà máy chuyên sản xuất kết cấu thép cho nhà cao tầng tại Hải Dương. Có vô số khó khăn, thí dụ những nhà cao ôc sẽ sử dụng loại kết cấu này phải có thiết kế riêng cho nó phải được cơ quan kiểm định Việt Nam duyệt, vốn xây nhà máy khá lớn và các bạn lại chưa có đội ngũ kỹ sư, công nhân để tiếp nhận, vận hành ... Chính vì khó khăn nên chẳng nhà đầu tư nào muốn làm, nhà cửa ở Việt Nam đang mang lại nhiều lợi nhuận thì tội gì người ta bỏ tiền đầu tư vào công nghệ mới chứa nhiều ẩn số, rủi ro.
• Ông dự báo thế nào về xu hướng kỹ thuật xây dựng nhà khung thép cao tầng ở Việt Nam?
- Các bạn sẽ tiếp nhận nhiều công nghệ mới không chỉ bộ khung mà cả sàn, vách ... nhà. Không chỉ trong lĩnh vực xây dựng nhà mà cả cầu, đường... Khủng khoảng thiếu nhà ở của các đô thị lớn nghiêm trọng, nếu cứ xây dựng bằng công nghệ lạc hậu sẽ không biết đến bao giờ mới có đủ nhà cho dân. Chính phủ Việt Nam đã ý thức được vấn đề này tư lâu, nhưng giải pháp nào để tăng tốc độ xây dựng lại chưa rõ. Theo tôi, chỉ có công nghệ hiện đại mới giải quyết được cuộc khủng hoảng này trong giai đoạn đô thị hoá. Không phải xây mà là sản xuất nhà cao tầng, làm càng nhanh bao nhiêu sẽ sớm hạ được giá thành nhà bấy nhiêu và giúp cho hàng triệu người đô thị có được căn hộ trong cuộc đời họ. Phép mầu đó đã trong tay các bạn.
Cùng xem những thành tích đạt được qua các dự án nổi bật
Dự án 1: Nhà hoạt động đa năng 169 Nguyễn Ngọc Vũ
- Toà nhà gồm có 2 tầng hầm và 21 tầng chức năng.
- Móng công trình sử dụng cọc khoan nhồi.
- Diện tích một sàn xây dựng là 618m2.
- Tổng diện tích xây dựng là 12.330m2.
Hiện dự án đã thi công xong phần móng, đang triển khai thi công các phần việc tiếp theo.
Là một trong những công trình nhà cao tầng đầu tiên được để xem link ẩn áp dụng công nghệ xây dựng mới vào thi công theo phương án kết cấu:
- Sử dụng cột bằng thép hình HEB650 - HEB200
- Thép dầm, dàn sử dụng thép chữ HEA120 - HEA 280
- Sàn sử dụng thép bản 1mm có gân tăng cứng, đổ bê tông tại chỗ.
Toàn bộ hệ thống kết cấu thép của toà nhà sẽ được gia công chế tạo tại Nhà máy kết cấu thép nhà cao tầng của Công ty. Việc áp dụng công nghệ xây dựng mới vào thi công các công trình nhà cao tầng sẽ giúp Công ty tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, nhân lực trong quá trình thi công, quản lý chất lượng sản phẩm xây lắp ở mức cao nhất do toàn bộ phần khung nhà được gia công chế tạo tại xưởng.
Dự án 2: Dự án đầu tư xây dựng Khu tái định cư phường 11 - quận 6 - TP.Hồ CHí Minh
Khu tái định cư phường 11 quận 6 gồm hai toà nhà H-098 và T-106, mỗi toà cao 15 tầng.
- Tổng diện tích xây dựng 51.619m2 (trong đó diện tích của toà nhà H-098 là 30.971m2 và toà nhà T-106 là 20.648m2).
- Tổng mức đầu tư 336 tỷ VNĐ
Hiện dự án đang chuẩn bị triển khai xây dựng
Là dự án thứ hai tiếp theo sau dự án Toà nhà đa năng 169 Nguyễn Ngọc Vũ áp dụng công nghệ xây dựng mới vào thi công nhà cao tầng theo phương pháp sử dụng kết cấu khung nhà bằng thép hình bọc bê tông. Với tiết diện, kích thước nhỏ đồng thời làm giảm tải trọng thẳng đứng của công trình nên có thể nâng cao số tầng của công trình. So với các phương pháp thi công trước đây, công nghệ xây dựng mới này không chỉ tiết kiện thời gian, nhân lực, chi phí trong quá trình thi công mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng đất của dự án.
Phối cảnh toà nhà H-098
Phối cảnh toà nhà T-106
Nguồn: xaylaphanoi.com
Đăng nhận xét